Rận chó từ đâu ra? Mách bạn cách trị rận chó cực hiệu quả
Những gia đình nuôi thú cưng thường không tránh khỏi việc phải đối mặt với nỗi ám ảnh mang tên “rận chó”. Nếu không biết nguyên nhân và cách khắc phục, sức khỏe của thú cưng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra hậu quả khôn lường.
Vì vậy, hôm nay chúng tôi sẽ trả lời những thắc mắc của bạn về “rận chó từ đâu ra” và cách trị hiệu quả nhất để bạn không còn lo lắng nữa nhé.
1. Rận chó từ đâu ra?
Rận chó là một loài ký sinh trùng, thường sống trên da của vật nuôi như chó, mèo. Chúng sẽ bám chặt vào da và hút máu của vật nuôi để sinh sản và phát triển với tốc độ nhanh chóng.
- Vòng đời của rận chó thường khá ngắn, khoảng 3 – 4 tuần trên cơ thể vật chủ.
- Trong quá trình này, rận cái sẽ giao phối với rận đực tạo ra trứng. Trứng tiếp đó nở thành ấu trùng, tìm được ký chủ hút máu sẽ trở thành thiếu trùng, cuối cùng là rận trưởng thành.
Vì vòng đời của ve được lặp đi lặp lại như vậy nên bạn cần phải diệt tận gốc chúng.
“Rận chó từ đâu ra” có thể do rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu bắt nguồn từ tự nhiên chứ không tự sinh ra trên cơ thể vật nuôi.
- Rận chó thường sinh sống ở những nơi ẩm thấp, nhiều cây cối rậm rạp, không có ánh nắng mặt trời chiếu vào,…
- Nguyên nhân khác là do vật nuôi, thú cưng của bạn tiếp xúc hay đứng gần với vật nuôi mang theo rận chó.
- Rận chó cũng có thể xuất hiện khi vật nuôi ở gần những khu vực lâu ngày không dọn dẹp, bẩn thỉu hoặc không được tắm rửa, vệ sinh thường xuyên.
2. Bạn cần biết “rận chó từ đâu ra” nếu thấy những dấu hiệu này
- Vật nuôi cảm thấy ngứa ngáy, cọ người vào các vật cứng, hoặc dùng răng cào, cắn và vùng da bị ngứa.
- Xuất hiện các vùng do mẩn đỏ, dị ứng, có vùng da đã bị đóng vảy.
- Lông của vật nuôi có dấu hiệu khô, dính vào nhau, dễ rụng ở những nơi như cổ, tai, lưng, háng,…
- Vật nuôi bị thiếu máu trầm trọng, ngày càng gầy yếu, sụt cân nhanh, bỏ ăn, không phát triển bình thường.
- Nhìn thấy rận chó bám thành từng vùng trên da của vật nuôi.
3. Rận chó từ đâu ra và những ảnh hưởng nghiêm trọng
3.1. Đối với vật nuôi
- Vùng da của vật nuôi bị tổn thương nghiêm trọng, là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể gây ra những bệnh nguy hiểm.
- Rận chó hút máu quá nhiều và liên tục khiến vật nuôi bị thiếu máu, không xử lý kịp thời có thể khiến vật nuôi tử vong.
- Chất độc chứa trong nước bọt của rận cái có thể gây nên chứng bại liệt cho vật nuôi.
3.2. Đối với con người
- Ngoài những tác hại không nhỏ đến vật nuôi, rận chó cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Rận chó bám vào da, hút máu trên cơ thể khiến vùng da của người sưng đỏ lên, đau đớn và sốt cao.
- Độc tố trong nước bọt của rận chó nhẹ có thể gây dị ứng da, nặng hơn gây ra viêm tấy, liệt, đau họng, khó thở. Đặc biệt, đối với trẻ em dưới 2 tuổi, chất độc đi vào cơ thể có thể dẫn đến hôn mê rồi tử vong.
- Vì vậy, bạn cần phải cách ly vật nuôi, đeo khẩu trang, găng tay bảo vệ,… nếu phải tiếp xúc.
- Đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện nếu thấy rận chó bám trên da để được điều trị.
4. Cách trị hiệu quả để không còn lo ngại vấn đề “rận chó từ đâu ra”
Để vấn đề “rận chó từ đâu ra” không còn là nỗi ám ảnh với những gia đình nuôi thú cưng, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau đây.
- Các loại sản phẩm đặc trị rận chó như sữa tắm trị ve chó (Bio Care, Hantox, Vime Shampo,…), thuốc trị ve chó (Frontline Spray, Frontline Plus,…). Tuy nhiên, sử dụng những sản phẩm này cần cẩn trọng, đúng liều lượng và hướng dẫn, tốt nhất là bạn nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ thú y.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho thú cưng: Tắm rửa cho thú cưng khoảng 2-3 lần/tuần (tùy theo mùa), hoặc nhiều hơn nếu thú cưng của bạn thường xuyên tiếp xúc, chơi đùa với vật nuôi khác.
- Vệ sinh môi trường sống xung quanh: Một trong những nguyên nhân làm xuất hiện rận chó chính là môi trường ẩm thấp. Vì vậy, bạn cần vệ sinh, quét dọn khu vực xung quanh thú cưng, giữ gìn sạch sẽ chuồng trại, đồ chơi, khay thức ăn, quần áo,…
- Sử dụng các biện pháp từ thiên nhiên: Đun sôi vỏ cam, chanh, bưởi để lấy nước tắm cho thú cưng hoặc ngâm qua đêm rồi cho vào bình xịt dùng dần.
- Mang thú cưng của bạn đến các bệnh viện, phòng khám thú y để được điều trị triệt để, tận gốc, tránh tái phát nhiều lần.
Thần chú Biết Ơn thực hành hàng ngày
Như vậy, chắc hẳn qua bài viết giupviectot.net vừa chia sẻ, bạn đã biết “rận chó từ đâu ra” rồi đúng không. Mong rằng sau khi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân, bạn sẽ có biện pháp xử lý hiệu quả và sớm nhất, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thú cưng.
Tác giả: Team GiupViecTot.vn