Dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thức ăn mẹ nào cũng nên biết
Ngộ độc thức ăn xảy ra khá thường xuyên ở trẻ nhỏ do sức đề kháng còn non yếu.Vì vậy, mẹ luôn phải cực kỳ cẩn thận với các sản phẩm cho trẻ sử dụng.
Ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Vì vậy, mẹ cần sớm biết các dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thức ăn ở kịp thời can thiệp.
1. Dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thức ăn – Nguyên nhân gây ngộ độc ở trẻ
Nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn ở trẻ chính là do trẻ ăn phải các loại thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn, chứa vi rút, ký sinh trùng hay các thực phẩm có chứa chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất, phụ gia.
Trẻ nhỏ chính là đối tượng dễ gặp các dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thức ăn nhất do sức đề kháng và hệ tiêu hóa còn yếu.
2. Dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thức ăn mẹ cần quan tâm
Cũng tương tự như người lớn, các dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thức ăn thường xuất hiện sau vài giờ hoặc vài ngày kể từ khi trẻ ăn các loại thực phẩm bị nhiễm độc. Các dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thức ăn thường thấy bao gồm:
- Tiêu chảy có thể kéo dài vài ngày đến 1 tuần hoặc nhiều hơn.
- Nôn mửa kéo dài khoảng 1 ngày.
- Sốt.
- Người mệt mỏi.
- Đau đầu.
- Đau bụng.
Ngoài những dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thức ăn trên, bạn cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay khi thấy các triệu chứng nặng như:
- Người lừ đừ, mệt mỏi.
- Đi tiểu ít, thậm chí không đi tiểu.
- Mắt trũng, miệng, môi và lưỡi khô, khát nước.
- Cơ yếu, tay chân yếu.
- Ngủ gà, ngủ gật.
- Cảm thấy khó chịu, bứt rứt, quấy khóc.
- Bàn tay, bàn chân lạnh.
- Da nhợt nhạt.
- Thở nhanh và thở dốc.
[button url=”http://onelink.to/qqkcn7″ target=”self” style=”default” background=”#f84609″ color=”#FFFFFF” size=”8″ wide=”no” center=”no” radius=”auto” icon=”icon: download” icon_color=”#FFFFFF” text_shadow=”none”]TẢI NGAY APP GIÚP VIỆC NHÀ[/button]
3. Khi xuất hiện dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thức ăn, mẹ cần làm gì?
Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thức ăn, mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
- Luôn chú ý điều chỉnh tư thế cho trẻ, đặc biệt khi trẻ nôn cần để đầu thấp, nghiêng một bên để tránh hít dịch nôn vào phổi. Nếu trẻ nôn bị sặc lên mũi, người lớn phải nhanh chóng dùng miệng hút để trẻ không bị sặc.
- Cơ thể trẻ sẽ nhanh chóng bị mất nước do nôn mửa và tiêu chảy. Vì vậy, điều mẹ cần làm là bù nước kịp thời như nước lọc hay dung dịch oresol để tránh trẻ bị suy kiệt.
- Để hệ tiêu hoá sớm hoạt động trở lại bình thường, bạn nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo, cơm, súp nghiền.
- Với những trường hợp tiêu chảy do ngộ độc thức ăn, không quen thức ăn không nên vội cho trẻ uống thuốc vì sẽ làm trẻ cảm thấy chướng bụng, khó tiêu.
- Tránh hoạt động mạnh và đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ.
- Nếu trẻ có các dấu hiệu nôn nhiều, không uống được hoặc bỏ bú, mệt nhiều, chất nôn hay phân có máu, sốt cao,… cần đưa trẻ đến trung tâm y tế ngay.
4. Phòng ngừa các dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thức ăn
- Chọn mua thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng, không bị ôi thiu, thối hỏng.
- Không sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều độc tố, các thực phẩm lạ.
- Bảo quản thực phẩm chưa chế biến và thức ăn đã chế biến trong tủ lạnh với nhiệt độ phù hợp.
- Luôn thực hiện ăn chín, uống sôi.
- Thực hiện rửa tay cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Vệ sinh tay, các dụng cụ trước, trong và sau khi chế biến thực phẩm.
- Nếu ăn ngoài cần chọn những nơi sạch sẽ, đảm bảo.
[button url=”http://onelink.to/qqkcn7″ target=”self” style=”default” background=”#f84609″ color=”#FFFFFF” size=”8″ wide=”no” center=”no” radius=”auto” icon=”icon: download” icon_color=”#FFFFFF” text_shadow=”none”]TẢI NGAY APP GIÚP VIỆC NHÀ[/button]
PHÉP MÀU: Bước chân nhiệm màu
Như vậy giupviectot.net vừa chia sẻ đến bạn những dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thức ăn. Mẹ cần chú ý các dầu hiệu để xử lý kịp thời và tăng cường các biện pháp phòng tránh cho trẻ.
Tác giả: Team GiupViecTot.vn
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com