[Chú ý] 7 Dấu hiệu của ngộ độc thức ăn phổ biến nhất
Ngộ độc thực phẩm là bệnh khá phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Bạn cần phát hiện ra bệnh sớm để kịp thời xử lý và tránh để tình trạng nặng hơn gây nguy hiểm đến tính mạng.
Chính vì vậy, chúng tôi hôm nay sẽ cung cấp đến bạn những dấu hiệu của ngộ độc thức ăn. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.
1. Những dấu hiệu của ngộ độc thức ăn bạn cần chú ý
Ngộ độc thức ăn là biểu hiện bất thường của cơ thể sau khi ăn uống các loại thực phẩm nhiễm khuẩn hay nhiễm độc, thức ăn ôi thiu,… Tình trạng ngộ độc có thể xảy ra sau khi ăn vài phút hoặc vài giờ, thậm chí là 1 đến 2 ngày sau khi tiêu thụ thực phẩm. Sau đây là một vài dấu hiệu của ngộ độc thức ăn phổ biến để bạn tránh nhầm lẫn với các bệnh khác.
1.1. Đau bụng
Nếu ngộ độc thực phẩm, các sinh vật gây hại có thể tạo ra độc tố gây kích ứng niêm mạc dạ và ruột. Vì vậy, dạ dày có thể xuất hiện tình trạng viêm đau, gây triệu chứng đau bụng. Ngoài ra, bạn còn có thể thấy xuất hiện triệu chứng đau do co thắt cơ dạ dày vùng trên rốn hoặc ruột non.
Tuy nhiên, chỉ dựa vào dấu hiệu đau bụng cũng khó có thể xác định được ngộ độc thực phẩm bởi đây là triệu chứng khá phổ biến của nhiều bệnh lý.
1.2. Tiêu chảy
Một dấu hiệu của ngộ độc thức ăn khác chính là tiêu chảy. Đây là triệu chứng điển hình xảy ra do ruột làm việc kém hiệu quả trong quá trình tái hấp thu nước và chất lỏng khác. Một vài triệu chứng đi kèm chính là người bệnh luôn có cảm giác muốn đi vệ sinh, đầy hơi hoặc đau bụng. Nếu tình trạng này xảy ra liên tục dẫn đến cơ thể mất nước và khoáng chất, nặng hơn là tụt huyết áp.
1.3. Đau đầu
Bạn bị ngộ độc thực phẩm với triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy cũng dễ dẫn đến tình trạng đau đầu, đặc biệt với người bệnh bị mất nước và sốt.
1.4. Mệt mỏi, chán ăn
Dấu hiệu của ngộ độc thức ăn chúng tôi muốn lưu ý tiếp theo chính là cơ thể có các biểu hiện như mệt mỏi, đau nhức cơ, chán ăn, không muốn ăn. Đây là phản ứng miễn dịch của cơ thể giải phóng các chất cytokine, đóng vai trò điều hòa phản ứng miễn dịch cơ thể đối với nhiễm trùng.
1.5. Buồn nôn, nôn mửa
Khi bị ngộ độc thực phẩm, cơ bụng và cơ hoành co bóp mạnh khiến bạn phải đưa các chất trong dạ dày ra khỏi miệng. Vì vậy, nhiều người bệnh rơi vào tình trạng buồn nôn và nôn mửa kéo dài. Tuy nhiên, dấu hiệu của ngộ độc thức ăn này nếu diễn ra nhiều, liên tục, cơ thể sẽ nhanh chóng bị mất nước.
1.6. Ớn lạnh
Ớn lạnh thường đi kèm với những cơn sốt, là kết quả của việc cơ bắp hoạt động co bóp và thư giãn nhanh chóng nhằm tạo ra nhiệt. Đây cũng là một trong những dấu hiệu của ngộ độc thức ăn.
1.7. Sốt
Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức 38 độ C, chứng tỏ bạn đang gặp phải triệu chứng sốt. Sốt làm tăng hoạt động của các tế bào bạch cầu, chống lại nhiễm trùng.
Ngoài ra, pyrogens gây sốt làm gia tăng nhiệt độ cơ thể , giải phóng hệ thống miễn dịch hoặc vi khuẩn xâm nhập và cơ thể.
[button url=”http://onelink.to/qqkcn7″ target=”self” style=”default” background=”#f84609″ color=”#FFFFFF” size=”8″ wide=”no” center=”no” radius=”auto” icon=”icon: download” icon_color=”#FFFFFF” text_shadow=”none”]TẢI NGAY APP GIÚP VIỆC NHÀ[/button]
2. Cách sơ cứu cho những người có dấu hiệu của ngộ độc thức ăn
2.1. Gây nôn
Biện pháp sơ cứu cho những người có dấu hiệu của ngộ độc thức ăn đầu tiên chính là dùng mọi biện pháp để gây nôn cho người bệnh. Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, kê hơi cao đầu, rửa tay thật sạch rồi đặt vào lưỡi bệnh nhân để kích thích gây nôn. Nếu bệnh nhân đã hôn mê thì không nên gây nôn vì dễ sặc hoặc ngạt thở.
2.2. Bù nước và nghỉ ngơi
Bệnh nhân nôn và tiêu chảy nhiều khiến cơ thể mất nước và khoáng chất, vì vậy cần phải bù nước cho bệnh nhân. Các loại nước thường được dùng cho người ngộ độc thực phẩm bao gồm nước lọc, dung dịch oresol, hoặc nước gạo rang.
2.3. Đưa đến cơ sở y tế
Nếu bệnh tình trở nặng, người bệnh có biểu hiện co giật, suy hô hấp, rối loạn ý thức cần gọi cấp cứu hoặc đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và khám chữa bệnh kịp thời.
3. Dấu hiệu của ngộ độc thức ăn – Các cách phòng tránh
Dấu hiệu của ngộ độc thức ăn là rất đa dạng, nguy hiểm và khó lường. Vì vậy, ngay từ đầu bạn cần chú ý phòng tránh để giảm thiểu những nguy cơ gây hại đến sức khỏe.
3.1. Chọn thực phẩm
- Thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, còn hạn sử dụng, không ôi thiu.
- Tránh thực phẩm nhiễm độc, hoặc các thực phẩm lạ như nấm lạ, khoai tây lên mầm, cá nóc,…
3.2. Chế biến thực phẩm
- Rửa tay trước, trong và sau khi chế biến món ăn.
- Trước khi chế biến cần làm sạch thực phẩm.
- Vệ sinh cẩn thận dụng cụ nấu ăn.
3.3. Bảo quản thực phẩm
- Nên bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ phù hợp, trong khoảng thời gian nhất định.
- Không để thức ăn ra ngoài quá lâu, đặc biệt vào mùa hè vì có thể gây ôi thiu.
3.4. Ăn chín uống sôi
- Luôn đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi.
- Ăn uống ở những nơi sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.
[button url=”http://onelink.to/qqkcn7″ target=”self” style=”default” background=”#f84609″ color=”#FFFFFF” size=”8″ wide=”no” center=”no” radius=”auto” icon=”icon: download” icon_color=”#FFFFFF” text_shadow=”none”]TẢI NGAY APP GIÚP VIỆC NHÀ[/button]
[Mách bạn] Dịch Vụ Dọn Nhà Theo Giờ Giá Rẻ Uy Tín
Trên đây là những dấu hiệu của ngộ độc thức ăn mà giupviectot.net muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, với những dấu hiệu này, bạn có thể phát hiện bệnh sớm và có biện pháp xử lý kịp thời.
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com, tamanhhospital.vn
Tác giả: Team GiupViecTot.vn