Giới thiệu các loại kiến – 5 Loại phổ biến nhất hiện nay
Các loại kiến thường xuất hiện rất nhiều, ở bất cứ đâu trong nhà bạn gây ra phiền toái cho cuộc sống. Mặc dù không quá gây hại cho con người, tuy nhiên bạn cần cẩn thận với loài kiến vì chúng vẫn có thể mang đến mầm bệnh.
Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu về các loại kiến giúp bạn nhận dạng và phòng tránh, đặc biệt với các loại có độc.
1. Đặc điểm của các loại kiến
Loài kiến với tên khoa học là Formicidae, họ côn trùng và thuộc bộ Cánh màng. Như chúng ta đã biết, loài kiến không sống một mình mà thường sống bầy đàn, số lượng có thể lên đến hàng triệu con.
Chỉ có một con kiến chúa đứng đầu bầy kiến là con cái, ngoài ra còn có kiến thợ và một số ít kiến đực có nhiệm vụ giao phối với kiến chúa để duy trì nòi giống.
Các loại kiến có màu sắc đa dạng như vàng, nâu, đen,… tuy nhiên cũng không khó phân biệt với các loài khác với kích thước dao động từ 0,75 – 52mm.
Kiến có thị lực kém, nhưng dựa vào từ trường của trái đất, chúng có thể biết được đường đi.
Hầu hết trong bụng của các loại kiến sẽ chứa axit formic.
Kiến đực và kiến cái sẽ phối giống với nhau, sau đó kiến đực chết, phần cánh rụng xuống là thức ăn cho kiến cái duy trì sự sống.
2. Nguồn thức ăn của các loại kiến
- Các loại kiến có thể tiêu thụ nhiều loại thức ăn khác nhau. Trong đó có thể bao gồm hạt giống, động vật khác, nấm, đồ ngọt, mật của rệp vừng.
- Các con kiến sẽ đi tìm mồi ở khắp nơi, thậm chí là lấy thức ăn ở những tổ khác.
- Loài kiến có tính tập thể cao, quy củ và trật tự nên chúng sẽ cùng nhau dìu thức ăn về tổ theo từng đàn, hàng lối nghiêm chỉnh.
3. Các loại kiến phổ biến nhất hiện nay
3.1. Kiến lửa
Kiến lửa là một trong các loại kiến phổ biến nhất và sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới. Loài kiến này có đặc điểm nhận dạng là có màu nâu đỏ ở đầu và thân, phần bụng thường có màu sẫm hơn. Kiến chúa có kích thước là ⅝ inch, còn kiến thợ là ⅛ – ¼ inch.
Thức ăn chính của kiến lửa bao gồm động vật có xương sống, động vật chết như côn trùng, giun đất.
Kiến lửa thường làm tổ ở những ụ đất cao. Khi bị chọc tức, kiến lửa không chỉ cắn mà còn chích và truyền chất độc. Vì thế, vết cắn của kiến lửa có thể gây ra các triệu chứng như đau, sưng đỏ, mụn nhọt.
3.2. Kiến đen
Kiến đen với bề ngoài màu đen bóng, có kích thước dao động từ 2,5 – 3mm. Kiến đen có số lượng rất đông đảo, thường làm tổ trên thân cây gỗ, vết nứt tường,…
Kiến đen không tấn công như kiến lửa nhưng lại mang đến rất nhiều phiền toái khi xuất hiện trên thức ăn trong bếp, rác thải, phân động vật và mang đến nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn.
3.3. Kiến hôi
Trong các loại kiến, kiến hôi cũng được xem là loại thường xuyên xuất hiện trong nhà. Chúng thường có màu nâu hoặc màu màu đen, kích thước từ 1/16 – ⅛ inch.
Kiến hôi thường bị hấp dẫn bởi các loại thực phẩm có đường như bánh kẹo, trái cây.
Bạn có thể nhận biết dễ dàng khi cơ thể chúng bị đè nát và xuất hiện mùi hôi khá khó chịu.
3.4. Kiến thợ mộc
Kiến thợ mộc thường sống trong các vết nứt của tường, trên thân cây gỗ cả ướt và khô, các cây gỗ mục.
Kiến thợ mộc không ăn gỗ mắc nguồn thức ăn chủ yếu từ dịch cây, nước trái cây và xác côn trùng.
Loài kiến này thường kiếm ăn vào ban đêm, vào đầu mùa xuân và hè, chúng sẽ kiếm ăn cả ban ngày.
3.5. Kiến ba khoang
Kiến ba khoang là một trong các loại kiến cần phải cẩn trọng và tránh xa. Nơi ở của kiến ba khoang thường là những cánh đồng lúa, ăn các loại sâu rệp.
Đặc điểm nhận dạng của chúng là 3 khoang rõ rệt, 3 đôi chân với phần đuôi nhọn chứa chất độc.
Khi tiếp xúc với chất độc, con người có thể xuất hiện các triệu chứng như phồng rộp, sưng mọng, không xử lý kịp còn gây hoại tử da. Vì vậy, khi bị kiến ba khoang đốt, bạn cần đến sự trợ giúp của y tế.
Lòng Biết Ơn – Phép màu trong công việc
Với những thông tin vừa chia sẻ, giupviectot.net hy vọng bạn đã có thêm kiến thức hữu ích về các loại kiến phổ biến, đồng thời tìm ra giải pháp phòng tránh và tiêu diệt chúng một cách phù hợp.
Tác giả: Team GiupViecTot.vn